SẴN MÃ GIẢM GIÁ CÙNG VỚI ZADO. MUA NGAY
Đàn ông có nên mặc quần áo màu sắc sặc sỡ?
Màu sắc và hoa văn vốn là sở trường của người châu Á, nhưng cách họ đánh mất mình và bị áp đặt theo những giá trị phương Tây hiện đại đã khiến họ khổ sở.

Có ai đó đã từng nói với tôi rằng “Tôi không muốn áp lực phải làm ra những điều thú vị, tôi chỉ đơn giản muốn cuộc sống của mình thú vị”.

Trên các diễn đàn, tạp chí thời trang luôn thường trực những câu hỏi của cánh đàn ông về việc mình ăn mặc như thế có hợp lý không, đặc biệt là chuyện muôn thuở: màu sắc thế có đồng bóng không, họa tiết thế có nữ tính quá không.

Đương nhiên những lời tư vấn trên mạng và trên báo chí thì sẽ rất chung chung thôi, và nhiều khi không hề đúng với người đặt câu hỏi. Một trong những câu trả lời chung chung nhất chúng ta hay gặp là: “tất trùng màu quần”, ”thắt lưng trùng màu giày”, “quá ba màu trở lên là đồng bóng”, “người Tây mặt mũi gai góc nên mặc nhiều màu không sao, người châu Á mặc như thằng hề”. Những câu trả lời này có tính khái quát tương đối, nhưng không phải chân lý.

Hãy suy nghĩ một chút, tại sao những bộ quần áo truyền thống của các dân tộc châu Á đều có thể nhiều màu sắc và hoa văn mà nom rất đẹp, rất có thần thái, vải thổ cẩm của chúng ta là một ví dụ. Còn khi ốp sự sặc sỡ đó lên quần áo hiện đại thì lại trở thành phản cảm?

Về cơ bản, như cách mà nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Alexander McQueen cảm thụ, rằng quần áo hiện đại là một kiểu phom cầm tù người mặc (a form of imprisonment). Thật đáng tiếc, Alexander đã chọn cách thức giải quyết bằng một con đường phi thực, và nó thể hiện sự bế tắc như chính cuộc đời anh vậy.

Con đường thứ hai, con đường mà phần nhiều các nhà thiết kế thời trang khác chọn, là phát huy tính truyền thống trên trang phục. Các loại hoa văn kỷ hà, hay chiếc áo len Fair Island chính là minh chứng cho điều đó.


Thực ra trái với cảm giác của người xem, những thiết kế mà chúng ta gọi là hoa hòe hoa sói lại rất ít “rực rỡ”. Đúng là như vậy, phần lớn chúng sử dụng nhiều màu phấn pastel, còn thứ màu neon chói mắt lại chỉ là điểm nhấn.

Phần lớn những mảng màu trong hình này là màu phấn dịu mắt, nhưng khi kết hợp lại và có những điểm nhấn neon thì chúng tạo ra cảm giác rất khác. Trong những thiết kế mỹ thuật khác của đời sống, nguyên lý này cũng được áp dụng.

 

Có một quy tắc chung chung khác của thời trang: mùa xuân hè màu mè, mùa thu đông tối giản. Nếu tuân thủ điều đó thì chuyện ăn mặc mùa thu đông sẽ xuất hiện chỗ khó hơn khăn so với mùa xuân hè.

Ví dụ nếu chúng ta mặc một chiếc quần có kết cấu dệt vân chéo lớn và dầy nhưng mặc một chiếc áo khoác có kết cấu dệt trơn và mỏng thì trông sẽ méo mó ngay. Màu sắc và hoa văn của mùa nóng đã góp phần khỏa lấp điều đó – chúng ta tương đối dễ dàng lựa chọn quần để kết hợp với một chiếc áo sặc sỡ và ngược lại.


Nguyên tắc phối đồ cho an toàn là nếu phần lớn diện tích là hoạt tiết thì hãy để chúng liền lạc, còn nếu diện tích đồ trơn là phần lớn thì hãy cho họa tiết một chút xíu làm điểm nhấn mà thôi – nói chung tránh hết sức việc bị trông giống đang mặc quần áo vá. Ranh giới giữa anh hề và người mẫu rất mong manh là vậy.


Thực tế mùa lạnh vẫn luôn có những thiết kế hoa lá cành, giúp cho không khí bớt phần ảm đạm. Thời trang không phải là một xác chết ngừng thở, nó là một thực thể sống động.


Bây giờ hãy thử quay trở lại nhận định về người châu Á – vì đôi mắt bé, gương mặt non choẹt không có râu hoặc lông mày rậm nên quần áo rất dễ “nuốt” mất khuôn mặt. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật có một quy tắc: đồ trơn nhạt dành cho thanh niên, đồ sặc sỡ dành cho người già. Khi người châu Á đứng tuổi, gương mặt sẽ đằm hơn để đương đầu với thử thách chim cò hoa lá.


Cũng vì thế mà các hãng thời trang khi chọn người mẫu châu Á thường chỉ thích chọn mặt xương xẩu (cheekbone) để còn có chút điểm nhấn, và sau đó đá họ vào các bộ sưu tập kiểu mọt sách hoặc người ngoài hành tinh. Nếu không có râu, thì đeo kính gần như là cách duy nhất làm đầy đặn hình thức.


Thực tế như đã nói, màu sắc và hoa văn vốn là sở trường của người châu Á, nhưng cách họ đánh mất mình và bị áp đặt theo những giá trị phương Tây hiện đại đã khiến họ khổ sở.

Việc bị động trước những áp đặt khiến chúng ta lâm vào thế khó, không chỉ trong lĩnh vực thời trang. Nếu cảm thấy bản thân bế tắc, câu trả lời là chúng ta phải lật ngược lại những quy tắc có vẻ hiển nhiên lúc khởi đầu. Nhiều khi đó là những quy tắc kiểu bắt con cá leo cây vậy.

Hãy mạnh mẽ định hình lại phong cách của bản thân, tìm câu trả lời trong sự quan sát tiến trình biến đổi của lịch sử thời trang và văn hóa. Những thiết kế phóng khoáng và nền nã trong truyền thống chính là lời gợi ý chúng ta cần.

Về cơ bản, việc hoang mang trước tấm áo manh quần là điều hoàn toàn không cần thiết, việc hoang mang vì bản thân không phù hợp với quần áo hiện đại của phương Tây càng không cần thiết hơn nữa. Nếu có thể khuyên gì cho quý vị, tôi chỉ có thể nói hãy giữ mình là một người phương Đông sáng suốt.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN
Tổng hợp các tin tức nổi bật của chúng tôi mang lại nhiều trải nghiệm phong cách tốt hơn cho khách hàng với nhiều sản phẩm mẫu mã hơn .
img
Hỗ trợ khách hàng
Cskh tư vấn 24/7
img
Bảo mật thanh toán
Tất cả thông tin khách hàng
img
Hỗ trợ vận chuyển
Giao nhanh - uy tin - an toàn
img
30 ngày đổi trả
Cskh tư vấn hình thức đổi trả
©2024 ZADO bảo lưu tất cả các quyền